Cơ sở pháp lý Quyền_trẻ_em

Một đứa bé làm việc như một "clock boy" trên đường phố Merida, Mexico.

Được định nghĩa là trẻ em theo pháp luật, đứa trẻ không có quyền tự chủ hay quyền tự đưa ra quyết định về chính mình theo bất kỳ một hệ thống pháp lý từng biết trên thế giới. Thay vào đó, những người lớn giám hộ, gồm cha mẹ, nhân viên xã hội, giáo viên, và những người khác được trao quyền đó, tuỳ thuộc theo từng hoàn cảnh.[7] Một số người tin rằng việc này khiến trẻ em không có đủ sự giám sát với cuộc đời của chính chúng và khiến chúng trở nên dễ bị nguy hiểm.[8] Louis Althusser đã đi xa tới mức miêu tả hệ thống pháp luật này, khi nó được áp dụng cho trẻ em, là "cơ cấu đàn áp".[9]

Các cấu trúc như chính sách chính phủ đã được một số nhà bình luận coi là cách thức che giấu những cách người lớn lạm dụng và khai thác trẻ em, dẫn tới tình trạng nghèo của trẻ em, thiếu các cơ hội giáo dục và lao động trẻ em. Theo quan điểm này, trẻ em bị coi là một nhóm thiểu số mà xã hội cần phải xem xét lại cách đối xử của mình với nó.[10] Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng những quan điểm như thế được chia sẻ rộng rãi trong xã hội.[cần dẫn nguồn]

Các nhà nghiên cứu đã xác định trẻ em cần thiết phải được công nhận như những thành viên tham gia vào xã hội mà quyền và trách nhiệm của nó phải được công nhận ở mọi lứa tuổi.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền_trẻ_em http://www.cfc-efc.ca/docs/cccf/rs064_en.htm http://www.fact.on.ca/ http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/k2crc.htm http://www.law.cornell.edu/wex/index.php/Children'... http://www.nesl.edu/lawrev/Vol36/1/Mangold.pdf http://plato.stanford.edu/entries/rights-children/ http://archive.is/20120713075031/findarticles.com/... http://www.amnestyusa.org/Our_Issues/Children/page... http://www.amnestyusa.org/children/crn_faq.html http://www.ansarburney.org/news/n12.html